Nhựa lấy dấu làm khay cá nhân - Hộp 50 miếng


Hỗ trợ mua hàng

  • DĐ: 0949085777
  • ĐT: 0292.6250175 - 0292.2220677
  • Email: thietbiynhatin@gmai.com

Nhắn tin gọi điện miễn phí

Chát Facebook

0949085777

0931083636




NHỰA LẤY DẤU LÀM KHAY CÁ NHÂN

NXS: VẬT LIỆU LABO - VIỆT NAM

Hàng Chính Hãng

Quy cách: Hộp 50 miếng

Vật liệu dùng làm khay cá nhân có thể là nhựa tự cứng hoặc nhựa trùng hợp bằng ánh sáng hoặc nhiệt, nhựa tự cứng thì đơn giản không cần trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, thao tác yêu cầu phải có kĩ năng tốt và kết quả không tốt như nhưạ quang trùng hợp, nhựa quang trùng hợp nhanh, dễ làm,yêu cầu có buồng chiếu sáng để trùng hợp nhựa.

CHỈ ĐỊNH

Sản phẩm chuyên dùng cho các nha sĩ.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Cách làm thìa lấy khay cá nhân:

Phần lớn các trường hợp đều dùng thìa lấy khay cá nhân được sản xuất có phần chứa chất lấy khuôn, thìa lấy khuôn không tiếp xúc trực tiếp với răng, mô mền. Thìa lấy khay cá nhân chỉ được sử dụng trong trường hợp có nhiều chụp răng hay cung hàm của bệnh nhân không vừa với các thìa lấy khuôn chế tạo sẵn.

Yêu cầu của thìa lấy khay cá nhân

  • Đủ độ cứng.
  • Không bị méo hay biến dạng khi đựng chat lấy khuôn đưa vào miệng. Khi nối thìa yêu cầu vật liệu: nhựa đủ cứng hoặc hợp chất nhiệt dẻo, không dùng sáp.
  • Tốn ít vật liệu lấy khuôn hơn thìa thông thường.

Cách làm thìa lấy khay cá nhân

  • Trước đây người ta dùng tấm nhựa nhiệt dẻo mỏng, nhưng nó không đủ độ cứng và ổn định nên không tiếp tục dùng nữa.
  • Vật liệu dùng làm thìa lấy khaycá nhân có thể là nhựa tự cứng hoặc nhựa trùng hợp bằng ánh sáng hoặc nhiệt, nhựa tự cứng thì đơn giản không cần trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, thao tác yêu cầu phải có kỹ năng tốt và kết quả không tốt như nhựa quang trùng hợp. Nhựa quang trùng hợp nhanh, dễ làm, yêu cầu có buồng chiếu sáng để trùng hợp nhựa.

Sau đây là chi tiết các bước thực hiện làm thài lấy khay cá nhân:

  • Bước 1:Dùng chì vẽ đường giới hạn của thìa lấy khay cá nhân trên mẫu thạch cao: Đường này cách đường lợi cổ răng 5mm về phía tiền đình và uốn cong theo các dây chằng phanh môi, má, lưỡi để không cản trở hoạt động của chúng và không lầm bệnh nhân đau.
  • Bước 2: Tạo một khoảng không giữa thìa cà cung răng sau này bằng miếng sáp có độ dày 3mm, chọn 3 điểm chặn ở trên mặt nhai của 3 răng ( 2 răng phía sau và 1 răng phía trước) để làm điểm chặn ( stop-point ) cho thìa tránh áp sát cùi răng định phục hình. Sáp tạo khoảng không ở trên các điểm chặn được cắt bỏ.
  • Bước 3: Phủ lên trên lớp sáp 1 miếng giấy thiếc mỏng ( tinfoil ) để sáp không dính vào mặt trong của thìa nhựa.
  • Bước 4:
    • Nếu làm bằng nhựa tự cứng: Trộn bột và nước nhựa bằng cốc thủy tinh hoặc sứ sạch và trải ra trên một đế phẳng đã thoa Vaseline, khi nhựa đã trùng hợp cán nhựa thành miếng phẳng, phủ trên bề mặt sáp, dùng dao cắt bỏ phần nhựa dư, phần nhựa dư này chuyển ra phía trước làm cán thìa. Khi nhựa đã thật cứng gỡ ra khỏi mẫu hàm dùng đá mài nhẵn bờ cạnh của thìa và đục lỗ xuyên thủng nhựa ở vùng mặt nhai của các răng hàm cách răng được làm phục hình 3 – 4 răng theo cả hai bên gần – xa. Mục đích của việc đục lỗ nhằm để cho chất lấy dấu lưu giữ ở mặt cắn các răng (form stops).
    • Nếu làm bằng nhựa quang trùng hợp: chỉ khác cách thức trùng hợp của nhựa.


G